Giá cà phê hôm nay 26/9: Robusta và arabica cùng chiều tăng, dự báo giá cà phê trong nước sẽ giảm?

Cập nhật bảng giá cà phê hôm nay 26/9 cho thấy, trên 2 sàn quốc tế thì giá cà phê robusta và arabica đều cùng chiều tăng. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước lo lắng giá cà phê sẽ giảm khi không thể xuất bán, hàng tồn kho nhiều và cà phê lại đang bước vào chính vụ.

Giá cà phê trong nước hôm nay 26/9

Cập nhật bảng giá cà phê hôm nay 26/9 cho thấy, giá cà phê tại các địa phương trọng điểm nhích nhẹ 100 đồng/kg so với phiên cuối tuần. 

Theo đó, giá cà phê hôm nay 26/9 cụ thể như sau: 

Giá cà phê thế giới hôm nay 26/9

Trên 2 sàn quốc tế, giá cà phê robusta có sự phục hồi nhẹ sau nhiều phiên giảm. Trong khi đó, giá cà phê arabica tiếp tục tăng mạnh, tăng tới 6,43% trong 4 phiên liên tiếp do tiếp tục lo ngại về vấn đề khô hạn trên vành đai cà phê ở Brazil.

Trước khi đóng cửa, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 11/2021 tăng nhẹ 2 USD (0,09%), giao dịch tại 2.148 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng mạnh hơn 10 USD (0,47%), lên 2.129 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê robusta và arabica hôm nay 26/9 đều có xu hướng tăng
Giá cà phê robusta và arabica hôm nay 26/9 đều có xu hướng tăng

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp tục tăng mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 tăng 3,75 Cent (1,97%), giao dịch tại 194,35 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng tăng 3,75 Cent (1,94%), lên 197,15 Cent/lb. Khối lượng giao dịch vẫn tiếp tục tăng khá tốt.

Thông tin thị trường cà phê

Thị trường New York tiếp tục tăng, không chỉ do ước tính sản lượng arabica năm nay của Brazil giảm tới 8%, xuống ở mức 30,7 triệu bao mà còn do tình hình thời tiết hiện tại của quốc gia này. Những cơn mưa rải rác trên vành đai cà phê vẫn chưa thể làm dịu nền nhiệt ở đây, khiến các nhà đầu tư tiếp tục lo ngại.

Trong khi đó, giá cà phê robusta vẫn còn nguyên mối lo nguồn cung thiếu hụt dẫn đến lượng tồn kho trên sàn London tiếp tục sụt giảm. Tuy vậy, khối lượng thương mại trong phiên rất thấp, thể hiện sự thận trọng của nhà đầu tư khi các chỉ số kỹ thuật cho thấy thị trường này đã vào vùng “quá mua”. Hiện tượng giá nghịch đảo được nới rộng, thể hiện giới đầu cơ chi mạnh tay để kéo hàng về các tháng gần.

Tại thị trường trong nước, trong tuần này, vùng Tây Nguyên của Việt Nam đón lượng mưa lớn do hoàn lưu bão số 6 gây ra trong khi đang bước vào vụ thu hoạch cà phê. Cùng với đó, một số địa phương tại khu vực này vẫn đang phải áp dụng các biện pháp mạnh để phòng dịch Covid-19.

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 8 đạt 105 nghìn tấn, trị giá 207 triệu USD, giảm 14% về lượng và giảm 12% về trị giá so với tháng 7.

Thời gian qua, giá cước vận tải từ Việt Nam đi Mỹ, EU tăng mạnh cùng với việc thiếu container đã khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng, không thể xuất được hàng.

Nhiều doanh nghiệp lo ngại giá cà phê trong thời gian tới sẽ quay đầu giảm khi dịch bệnh không thể xuất khẩu được, hàng tồn kho nhiều và vụ thu hoạch thì đang đi vào chính vụ.

Đánh giá:  
2.3 / 5  (4 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật