Giá nông sản hôm nay 26/2: Giá lúa mì tăng khủng; giá mít Thái chững lại 

Giá nông sản hôm nay 26/2 trái chiều nhau. Giá ngũ cốc và lúa gạo ghi nhận tăng trong khi giá mít Thái ổn định. 

Giá mít Thái hôm nay 

Theo các vựa mít Thái ở ĐBSCL, giá mít Thái hôm nay chững lại, thị trường không có biến động.

Các thương lái vào vườn báo giá mít Thái tại Tiền Giang hôm nay như sau: mít Kem lớn 10.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 2.000 đồng/kg. Tại các vựa ở Tiền Giang, giá thu mua mít sẽ được bán cao hơn 2.000 đồng/kg. 

Đối với mít chợ và mít bi, các thương lái thu mua với giá 2.000 đồng/kg, tại vựa là 4.000 đồng/kg.

Khoảng 10 ngày qua, giá mít Thái biến động ở mức thấp. Nguyên nhân là do Trung Quốc kiểm soát chặt hàng hóa lưu thông phòng chống dịch Covid-19 lây lan. Hiện chỉ có cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh được lưu thông nhưng xe container thông quan rất chậm.

Giá lúa gạo hôm nay 

Tại An Giang, giá lúa hôm nay tiếp đà tăng khi lúa OM 5451 tăng 200 đồng/kg lên khoảng 5.500 - 5.800 đồng/kg. 

Ngoài giống OM 5451 có sự thay đổi thì những loại lúa OM khác tiếp tục chững lại trong phiên cuối tuần.

Sau khi tăng nhẹ vào hôm qua. giá các loại nếp hôm nay đã ổn định trở lại. 

Tại chợ An Giang, giá gạo hôm nay không có điều chỉnh mới trong tuần qua. Đơn cử, gạo thơm thái hạt dài giá 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo nàng Nhen duy trì ở mốc 20.000 đồng/kg, gạo Hương Lài neo ở mức 19.000 đồng/kg…

Giá nông sản hôm nay 26/2: Giá lúa mì tăng khủng; giá mít Thái chững lại 
Giá nông sản hôm nay 26/2: Giá lúa mì tăng khủng; giá mít Thái chững lại 

Giá ngũ cốc hôm nay 

Giá lúa mì Mỹ tăng lên mức cao nhất kể từ giữa năm 2012, trong khi giá ngô chạm mức cao nhất 8 tháng do xung đột giữa Nga với Ukraina làm trầm trọng thêm nỗi lo về nguồn cung ngũ cốc toàn cầu. 

Giá đậu tương cũng có thời điểm đạt mức cao nhất 9,5 năm, trước khi hạ nhiệt do hoạt động bán chốt lời. 

Giá ngô kỳ hạn tương tự tăng 9 cent lên 6,90-1/4 USD/bushel vào cuối phiên, sau khi có lúc đạt mức cao nhất trong 8 tháng là 7,16-1/4 USD.

Nga và Ukraine chiếm khoảng 29% xuất khẩu lúa mì toàn cầu, 19% nguồn cung ngô và 80% xuất khẩu dầu hướng dương. 

Các nhà giao dịch lo ngại xung đột có thể gây ra tình trạng tranh giành mua những mặt hàng này ở các nhà cung cấp khác.

Đánh giá:  
2.0 / 5  (1 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật