Giá ngũ cốc hôm nay trong nước và thế giới biến động cụ thể như sau:
Giá ngũ cốc thế giới hôm nay 27/9
Giá ngô kỳ hạn tháng 12 trên sàn giao dịch Chicago tăng 8-1/2 US cent lên 5,25-1/2 USD/bushel.
Trong khi đó, giá lúa mỳ giao tháng 12/2021 lại tăng 6 xu Mỹ (0,84%) lên 7,2375 USD/bushel.
Đối với giá đậu tương giao tháng 11/2021 tăng 0,75 xu Mỹ (0,06%) lên 12,85 USD/bushel
Cách tính bushel: 1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg.
Đường trắng kỳ hạn tháng 12 tăng 5,2 USD hay 1% lên 513,4 USD/tấn.
Một số yếu tố ở các nước sản xuất đường khác như hạn hán ở Thái Lan và việc chuyển hướng mía để sản xuất ethanol ở Brazil vẫn tiếp tục tạo đà cho đà tăng của mã đường.
Đường do nhận được nhiều điều kiện như như hạn hán ở Thái Lan và việc chuyển hướng mía để sản xuất ethanol ở Brazil tạo đà cho đà tăng của mã đường.
Xuất khẩu đường từ Ấn Độ, nhà sản xuất chủ chốt, đang sụt giảm khi thị trường nội địa hồi phục. Ấn Độ có thể xuất khẩu 6 triệu tấn đường trong niên vụ 2021/22.
Thông tin mới nhất về thị trường ngũ cốc
Tại sàn giao dịch Chicago của Mỹ (CBOT) còn khá hạn chế trong giao dịch, trước khi khu vực Trung Tây nước Mỹ bước vào cao điểm thu hoạch vào cuối tuần.
Các nhà máy sản xuất ethanol đang bắt đầu tích cực hơn trong việc mua vào ngô do lo ngại rằng tiến độ thu hoạch sẽ khiến họ không mua được lượng ngô như kế hoạch đề ra. Trong khi đó, các nông dân trồng ngô tiếp tục thông báo về năng suất ngô đáng thất vọng trong niên vụ này.
Sản lượng ngô của Ukraine, với 4% đã thu hoạch, chỉ đạt 77,2 bushels/mẫu Anh (1 mẫu Anh = 0,4ha).
Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi, kết quả vụ thu hoạch ngô năm 2021 của Ukraine đang đóng vai trò thực sự quan trọng.
Dự báo về thương mại gạo toàn cầu năm 2022 được USDA điều chỉnh tăng 0,65 triệu tấn lên 47,7 triệu tấn (quy xay xát).
Trong đó Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Mỹ và Việt Nam chiếm phần lớn mức điều chỉnh tăng trong dự báo về xuất khẩu năm 2022.
Trung Quốc - nhà nhập khẩu nông sản hàng đầu thế giới lại bị ảnh hưởng bởi thời tiết bất lợi và hạn hán kéo dài.
Buộc Trung Quốc mua lúa mì Australia bất chấp bế tắc thương mại gay gắt giữa hai nước, do mùa vụ ở nhiều nơi tại Trung Quốc giảm dẫn đến sự thiếu hụt sản lượng.
Trung Quốc đang rất mong chờ vụ thu hoạch lúa mì của Australia bội thu và nước này chắc chắn sẽ nhập khẩu một số lượng lớn vì lúa mì Australia dường như là sự lựa chọn tốt nhất trên toàn cầu.
Giá lúa mì toàn cầu vào tháng 8 tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2013 do thời tiết bất lợi ở Nga và hạn hán ở Mỹ và Canada.