Cách làm nước dùng lẩu hải sản ngon & hấp dẫn đến #lạ

Lẩu Thái hải sản là một trong những món lẩu được nhiều người ưa thích, đặc biệt là khi thời tiết lành lạnh. Vị chua cay đặc trưng của lẩu Thái rất kích thích người ăn. Nhưng làm thế nào để nồi lẩu Thái hải sản của bạn không bị tanh, mà hương vị thật đậm đà, ấn tượng với tất cả mọi người? Hãy tham khảo bí quyết cách làm nước dùng lẩu hải sản dưới đây và bắt tay vào làm ngay một nồi lẩu Thái thơm ngon chính hiệu cho gia đình và bạn bè nào!

1. Nguyên liệu làm nước dùng lẩu thái hải sản

+ Xương ống: 500g

+ Hải sản: Tôm, mực, ngao, cá, cua…

+ Rau ăn lẩu: Nấm kim châm, cần tây, rau cần, rau muống, rau cải, bắp chuối…

+ Sả + riềng + ớt + lá chanh

+ Cà chua: 3 quả

+ Sa tế + dầu điều

+ Bún

+ Chanh tươi

+ Gia vị cần dùng : Nước mắm, mì chính, hạt tiêu, muối

Nguyên liệu làm nước lẩu hải sản

2. Cách làm nước dùng lẩu hải sản

2.1. Bước 1: Làm nước ninh xương

Xương ống mua về rửa sạch, trần sơ với nước sôi để khử hết mùi hôi và cặn bẩn.

Sau đó rửa lại rồi cho vào nồi nước, bỏ thêm một số gia vị như: nước mắm, muối và ninh nhừ cho nước ngọt để lấy làm nước dùng lẩu.

2.2. Bước 2: Sơ chế hải sản

Mực sơ chế cho sạch, thái miếng vừa ăn.

Tôm cắt bỏ râu, cho vào bát.

Ngao ngâm trong nước, hòa thêm chút muối hoặc ớt và ngâm trong vòng từ 1-2 tiếng để ngao nhả hết bùn đất tích tụ bên trong ra, rửa lại thật kỹ với nước sạch.

Cá trắm rửa sạch, loại bỏ xương chỉ lấy phần xương. Để nước dùng lẩu ngọt hơn bạn bỏ xương cá vào ninh cùng xương.

2.3. Bước 3: Sơ chế rau

Rau nhặt rồi rửa cho sạch.

Hoa chuối thái mỏng, ngâm trong nước muối, có pha chút nước cốt chanh cho giòn và hạn chế hiện tượng bị thâm.

Nấm kim châm rửa sạch, bỏ rể rồi để vào rổ cho ráo.

Các bước nấu nước dùng lẩu hải sản

2.4. Bước 4 : Cách làm nước dùng lẩu Thái

Đối với cách làm nước dùng lẩu hải sản, công đoạn chế biến nước lẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nên khi thực hiện bước này bạn cần lưu ý một số thao tác sau đây để có được một nồi lẩu như mong muốn nhé.

Khi xương nhừ bạn nêm lại các gia vị cho hợp với khẩu vị

Riềng, sả rửa sạch. Đối với riềng bạn cắt thành từng lát mỏng. Sả đập dập phần đầu tắng, còn phần non thì cho vào nồi lẩu.

Khi xương đã nhừ, bỏ sả, riềng, lá chanh vào nồi để tạo mùi thơm cho nước lẩu.

>>> Tham khảo video hướng dẫn cách làm nước dùng lẩu hải sản

 

Cà chua rửa sạch cắt ra thành những múi cau. Bắc một cái chảo lên bếp, làm nóng dầu rồi cho cà chua vào xào, sau đó đổ vào nồi nước dùng.

Cuối cùng, bạn chỉ cần cho mè rang và sa tế vào nước dùng, khuấy đều.

Đặt nồi lẩu lên bàn ăn, xếp hải sản, các đồ ăn kèm và nước chấm ra xung quanh rồi mời những người thân yêu cùng đánh chén thôi nào.

Những đồ hải sản hay rau nhúng có thể chấm muối chanh hoặc nước mắm tỏi ớt đều thích hợp.

Cách làm nước dùng lẩu hải sản chỉ với 4 bước làm thật đơn giản, dễ dàng phải không nào? Vậy còn chần chừ gì nữa mà không thử vào bếp trổ tài ngay!

3. Những lưu ý để làm lẩu hải sản chua cay được ngon hơn

Khi nấu lẩu Thái hải sản, nếu không sử dụng xương cá, bạn có thể dùng xương heo thay thế nhưng tất nhiên, mùi vị sẽ không được tuyệt như khi dùng xương cá.

Chế biến nước dùng hơi cay hơn một chút sẽ giảm đi mùi tanh của nước lẩu.

– Một khâu rất quan trọng, quyết đinh tới chất lượng và hương vị của nồi lẩu Thái chính là việc lựa chọn nguyên liệu. Nguyên liệu phải thật tươi sống, không được sử dụng loại kém chất lượng: tôm tươi không nhớt, không dính; mực lá mập, dầy mình, da mực phải cứng và thân mực to, thịt mực chắc không bị nát khi nấu.

Để vị chua và cay của nước dùng lẩu hợp khẩu vị, bạn hãy chú ý điều chỉnh lượng nước cốt chanh và ớt nhé.

Các món rau ăn kèm lẩu Thái hải sản có thể là rau muống, bắp chuối, cần tây, rau rút…

– Lẩu Thái hải sản là món ăn có sự kết hợp của nhiều nguyên liệu. Càng nhiều nguyên liệu lại càng khiến món lẩu ngon và hấp dẫn hơn.

Một số lưu ý khi làm nước dùng lẩu hải sản

4. Mẹo tránh ngộ độc khi ăn lẩu hải sản

- Không nên dùng vitamin C khi ăn món ăn có chứa tôm

- Tất cả các loại hải sản đều cần được nấu chín

- Tuyệt đối không ăn cá bị nhiễm độc

- Cua sống không được ăn

- Sử dụng rượu trắng để chế biến hải sản sẽ giúp tiêu độc

- Khi có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm: đau bụng theo từng đợt, choáng váng hay buồn nôn, hãy ngay lập tức pha nước cốt chanh với muối và uống. Nước chanh muối giúp bạn thải độc.

Bất kì ai thích đồ biển chắc chắn sẽ không thể bỏ qua món lẩu Thái hải sản với hương vị rất đặc trưng của biển cả. Cách làm nước dùng lẩu Thái hải sản cũng rất đơn giản và không mất nhiều thời gian. Cuối tuần rồi, hãy ra chợ chọn những nguyên liệu tươi ngon nhất và bắt tay vào chế biến ngay một nồi lẩu hải sản cho mọi người thưởng thức đi nào!

Hi vọng rằng cách làm nước lẩu hải sản được chia sẻ trên đây, chúng tôi sẽ giúp bạn ghi điểm tuyệt đối với mọi người về tài nghệ nấu nướng của mình. Đừng quên review lại thành quả của mình cho Food.com.vn nhé!

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật